Thông tư mới nhất về hóa đơn điện tử

Thông tư mới nhất về hóa đơn điện tử Một trong những bước tiến vượt bậc của ngành công nghệ đó là sự ra đời của hóa đơn điện tử, chữ ký số cũng như các phần mềm kế toán, thuế,… Điều này giúp doanh nghiệp cũng như khách hàng tiết kiệm được thời gian, đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính chuyên nghiệp.
Thông tư mới nhất về hóa đơn điện tử của tổng cục thuế
(Ảnh: hoabinhxanh)

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử là gì?

Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập ra, gửi, nhận, lưu trữ, tạo lập và quản lý bằng thiết bị điện tử. HDDT phải đáp ứng nội dung được quy định tại Điều 6 Thông tư.
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập và xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và được lưu trữ trên PC của các bên liên quan theo quy định của pháp luật về giao dịch giao dịch lưu trữ điện tử.
Xem thêm:=> Hóa đơn điện tử xác thực là gì

Hóa đơn điện tử gồm những loại nào

Hóa đơn điện tử cũng như hóa đơn giấy có rất nhiều loại CKSVINA liệt kê ra những loại chính sau :

· Hóa đơn xuất khẩu
· Hóa đơn giá trị gia tăng
· Hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ
· Hoá đơn khác gồm: vé, phiếu thu tiền, thẻ,…
· Hóa đơn 
cung cấp dịch vụ: vận chuyển, logitic...
>>> Hình thức và nội dung được lập phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế

Hóa đơn điện tử cần đảm bảo nguyên tắc: Xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian. Mỗi số hóa đơn chỉ được lập và sử dụng 
duy nhất một lần.

So sánh hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy

Về cơ bản:

  1. Thời gian sử dụng tương tự như hóa đơn giấy về cả chất lượng và số lượng. 
  2. Các đề mục và thông tin tương tự như hóa đơn giấy. 
  3. Các tính năng, cách sử dụng trong hoạt động kê khai thuế.
Xem thêm:=> Tại sao hóa đơn được các doanh nghiệp lựa chọn

Ưu điểm của hóa đơn điện tử

Sử dụng hóa đơn điện tử mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Cụ thể là:
  1. Không mất nhiều thời gian trong việc đặt in, thông báo phát hành hóa đơn. 
  2. Giảm chi phí in hóa đơn và chi phí bưu điện gửi, bảo quản, lưu trữ hoá đơn,… so với việc sử dụng hoá đơn giấy. Qua đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  3. Việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu trở nên đơn giản hơn. 
  4. Việc lập, gửi/ nhận hóa đơn cho khách hàng được thực hiện nhanh chóng thông qua các phương tiện điện tử mà không cần mất quá nhiều thời gian gửi hóa đơn qua đường bưu điện hoặc nhà vận chuyển. 
  5. Giảm rủi ro mất, thất lạc hoặc cháy hóa đơn và các khoản phạt liên quan,…
  6. Giúp bạn tối ưu được hệ thống quản lý và lưu trữ giấy tờ một cách tốt hơn.
  7. Loại bỏ những thủ tục rườm rà trong việc kê khai thuế theo hình thức truyền thống. Thay vào đó là sự tiện lợi, chuyên nghiệp, nhanh chóng.
  8. Tăng tính chuyên nghiệp và tạo dựng sự tin cậy đối với khách hàng, đối tác. 

Thông tư mới nhất về hóa đơn điện tử của tổng cục thuế

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành một số các văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong việc kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Dưới đây là 3 văn bản hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử cơ bản mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Thông tư 32 về hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế về quy định sử dụng hóa đơn điện tử, nhằm đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian và thể hiện tính chuyên nghiệp, nhiều doanh nghiệp bắt đầu sử dụng chữ ký số và hóa đơn điện tử thay cho hình thức truyền thống. Theo thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Hiệu lực từ ngày 01/05/2011). 

Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn điện tử có giá trị pháp khi thỏa mãn đồng thời các tiêu chí như sau:

  1. Đảm bảo tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. 
  2. Tiêu chí để đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi (ngoài những thay đổi phát sinh về hình thức trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử). 
  3. Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. 
  4. Tổ chức/ cá nhân khởi tạo hóa đơn điện tử cần thỏa mãn các điều kiện: 
  5. Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế. Hoặc đó phải là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. 
  6. Đơn vị có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử. 
  7. Đơn vị có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định Pháp luật. 
  8. Đơn vị có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. 
  9. Đơn vị có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn. 
  10. Đơn vị có quy trình sao lưu, khôi phục, lưu trữ dữ liệu đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ. 
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiện ích cũng như vai trò của hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp. Càng đơn giản hóa thủ tục sẽ càng giúp doanh nghiệp của bạn thêm chuyên nghiệp và uy tín trong mắt đối tác. Liên hệ hotline: 0969588696 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về việc sử dụng hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử,…
Xem thêm:
Trên là bài: Thông tư mới nhất về hóa đơn điện tử của CKSVINA
Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN